Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

2022-10-22 21:48:58

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.

 

1. Điều kiện lây truyền bệnh

 

Điều kiện khí hậu nóng và ẩm thuận lợi cho trứng giun phát triển, mặt khác vệ sinh thú y ở các cơ sở chăn nuôi chưa được thực hiện tốt, chưa ủ phân, còn bón phân tươi vào ruộng trồng thức ăn của lợn, nên lợn bị nhiễm giun đũa rất phổ biến.

 

Tỷ lệ nhiễm giun đũa của lợn cao ở lứa tuổi từ 1 - 7 tháng tuổi, sau đó tỷ lệ giảm dần theo lứa tuổi tăng lên. Lợn con dưới 2 tháng, tỷ lệ nhiễm giun 39,2%; 3 - 4 tháng tỷ lệ nhiễm 48,0%. Trên 8 tháng tỷ lệ nhiễm 24,9%.

 

Phòng bệnh giun đũa ở lợn

 

2. Điều trị bệnh

 

Các hoá dược được dùng có hiệu quả trong điều trị bệnh giun đũa lợn như sau:

- Ivermectin: dùng liều 0,2 mg/kg thể trọng; tiêm cho lợn 1 - 2 liều, cách nhau 2 ngày. Tỷ lệ sạch giun đạt trên 90%.

- Pyrantel: dùng liều 12,5 mg/kg thể trọng. Thuốc trộn với thức ăn. Tỷ lệ sạch giun từ 90 - 100%.

- Levamisol: dùng liều 7,5mg/kg thể trọng. Có thể dùng dung dịch tiêm cho lợn hoặc trộn vào thức ăn cho ăn. Tỷ lệ sạch giun đạt trên 90%.

- Tetramisol: dùng liều 12mg/kg thể trọng. Có thể dùng dung dịch tiêm hoặc trộn vào thức ăn cho ăn. Thuốc này an toàn ít độc đối với gia súc. Tỷ lệ tẩy sạch giun từ 90 - 100%.

- Mebenvet: dùng liều 0,5g/kg thể trọng, dùng 2 - 3 liều liên tục. Trộn với thức ăn cho lợn ăn. Tỷ lệ sạch giun 100%.

Khi tẩy cho lợn, lựa chọn 1 trong các hoá dược trên.

 

3. Phòng bệnh

 

- Tẩy giun dự phòng: tẩy giun 4 tháng/1 lần. Nếu sau khi tẩy vệ sinh tốt thì 1 đời lợn bột chỉ cần tẩy 1 lần vào lúc tách mẹ. Dùng 1 trong 4 loại thuốc trên. Đối với lợn đang có thai, đang nuôi con và lợn theo mẹ không nên tẩy giun.

- Bảo đảm vệ sinh chuồng trại và môi trường, hạn chế việc lây nhiễm trứng giun cho lợn, định kỳ phun thuốc sát trùng NaOH 3%.

- Ủ phân để diệt trứng giun, ngăn ngừa sự phát tán mầm bệnh ra ngoài.

 

Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Thuốc nam phòng, trị bệnh cho vật nuôi cực hữu hiệu

Ở Việt Nam, nguồn cây thuốc (thuốc nam) rất phong phú và đã cho thấy có hiệu quả trong phòng trị bệnh gia súc gia cầm, lại ít độc tính. Sử dụng cây thuốc phòng trị cho gia súc gia cầm thay thế kháng sinh (đặc biệt trong phòng bệnh và có khả năng kích thích tăng trưởng) sẽ giảm được giá thành, tạo thực phẩm sạch và an toàn, đã được dân gian sử dụng phòng trị nhiều bệnh cho vật nuôi rất tốt.